Bệnh tiến triển nặng gây phù nặng, giãn nhiều mạch chằng chịt, ngoằn ngoèo, giãn to ứ máu, viêm mạch, nguy cơ loét chân,viêm mô tế bào, cả chân đỏ mọng như quả hồng chín, da trên cơ thể dễ bị bầm, khi gãi dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti, thậm chí nhiễm trùng nông dẫn vào xương, có thể dẫn đến cắt cụt chi.
Cả suy tĩnh mạch nông và suy tĩnh mạch sâu mạn tính đều có nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối làm nặng hơn triệu chứng đau nhức, sưng phù, tê buốt chân, đáng lo nhất là huyết khối có thể gây tắc tĩnh mạch phối, nguy hiểm tới tính mạng.
2. Dấu hiệu nào cho thấy bệnh ở giai đoạn nguy hiểm
Tóm tắt:
Nhìn chung, mọi người khi nhận thấy những dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch sau thì nên đến bệnh viện để kiểm tra:
- Cảm giác căng tức ở bắp chân, nặng và mỏi chân
- Bắp chân bị chuột rút vào ban đêm, cảm giác như kiến bò
- Bàn chân sưng, ngứa, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân
- Bị viêm, gân xanh dọc theo da đùi, mắt cá chân hoặc đầu gối
- Da đổi màu, loét hoặc thậm chí nhiễm trùng mô mềm gần mắt cá chân
- Có hiện tượng đánh trống ngực, tim đập thình thịch
- Đột nhiên xuất hiện các vùng bầm tím trên da
- Vùng da suy giãn tĩnh mạch bị sưng đỏ, đau nhức chạm vào thấy nóng và mềm hơn bình thường
- Vùng da bắp chân và mắt cá chân dày sừng và có hiện tượng biến đổi sắc tố
Với sự phát triển của y tế, việc chẩn đoán và xác định bệnh suy giãn tĩnh mạch không còn quá khó khăn. Bác sĩ sẽ thông qua thăm khám lâm sàng và siêu âm Doppler mạch máu để chẩn đoán căn bệnh này.
3. Phân biệt dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch nông và sâu
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể xảy ra ở cả hai loại tĩnh mạch chính trong cơ thể: tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại suy giãn này là rất quan trọng để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là thông tin chi tiết về đặc điểm, triệu chứng và nguy cơ của từng loại: